Tâm lý trẻ mới đi nhà trẻ: Cha mẹ cần chuẩn bị gì?
Ngày đầu tiên đến nhà trẻ đánh dấu bước chuyển quan trọng khi bé tạm rời xa mái ấm thân quen để bắt đầu làm quen với môi trường mới – nơi có thầy cô và bạn bè. Sự thay đổi này không chỉ ảnh hưởng đến thói quen sinh hoạt hàng ngày mà còn tác động đến tâm lý và sức khỏe của trẻ. Để con có thể nhanh chóng thích nghi và hòa nhập tốt, cha mẹ cần thấu hiểu tâm lý của trẻ trong giai đoạn đầu, từ đó kịp thời trấn an, động viên, giúp con cảm thấy an tâm, thoải mái và tự tin hơn khi đến lớp.
Khi nào nên cho trẻ bắt đầu đi nhà trẻ?
Hiện nay, chưa có quy định cụ thể về độ tuổi lý tưởng để trẻ bắt đầu đi nhà trẻ. Thời điểm này phụ thuộc vào khả năng nhận thức, mức độ hòa nhập của trẻ cũng như điều kiện của từng gia đình. Tuy nhiên, theo các chuyên gia tâm lý, độ tuổi từ 2 đến 3 tuổi là giai đoạn phù hợp để trẻ bắt đầu đi học. Lúc này, trẻ có sự phát triển mạnh mẽ về nhận thức, giác quan, tính cách và khả năng giao tiếp. Đồng thời, phần lớn trẻ đã được tiêm đầy đủ các loại vắc xin cơ bản, sức khỏe đã sẵn sàng để tiếp xúc với môi trường tập thể.

Tâm lý trẻ mới đi nhà trẻ
Một số biểu hiện thường gặp khi nói đến tâm lý trẻ mới đi nhà trẻ
Biểu hiện tâm lý
Trong những ngày đầu đến lớp, trẻ chưa quen với chế độ sinh hoạt tập thể và sự vắng mặt của người thân nên dễ có những biểu hiện tâm lý như:
- Chọn một cô giáo trong lớp làm chỗ dựa tinh thần và luôn theo sát người đó.
- Khi ngủ vào ban đêm, trẻ dễ giật mình, quấy khóc, thậm chí thảng thốt vì lo sợ bị mẹ bỏ rơi.
>>> Xem thêm: Trường mầm non song ngữ là gì? Lợi ích khi trẻ mầm non học song ngữ
Rối loạn sinh hoạt
Ngoài những thay đổi về mặt tâm lý, trẻ còn có thể gặp các rối loạn trong sinh hoạt như:
- Ngủ không sâu giấc, hay giật mình.
- Biếng ăn, dễ nôn ói.
- Ít nói hoặc xuất hiện tình trạng nói lắp, nói cà lăm.
- Tỏ ra bám víu bố mẹ nhiều hơn bình thường.

Biểu hiện tâm lý trẻ mới đi nhà trẻ
Diễn biến về sức khỏe
Tiếp xúc với môi trường mới có thể khiến sức đề kháng của trẻ giảm tạm thời, dẫn đến một số hiện tượng như:
- Quấy khóc nhiều hơn so với bình thường.
- Ngủ không ngon giấc, dễ bị giật mình.
- Sụt cân nhẹ hoặc mắc các bệnh cảm sốt thông thường.
Lưu ý dành cho phụ huynh: Trong khoảng 1 – 2 tuần đầu, trẻ rất cần thời gian để làm quen và thích nghi với môi trường nhà trẻ. Phụ huynh nên kiên nhẫn đồng hành cùng con, tránh vì lo lắng hay xót con mà cho trẻ nghỉ học giữa chừng. Khi được hỗ trợ đúng cách, trẻ sẽ dần nhận thức được rằng việc đến lớp là điều tự nhiên, từ đó yên tâm học tập và hòa nhập với bạn bè, thầy cô.
Cha mẹ cần chuẩn bị gì để giúp ổn định tâm lý trẻ mới đi nhà trẻ?
Tâm lý trẻ trong giai đoạn đầu đi nhà trẻ thường rất nhạy cảm, dễ bất ổn và khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Do đó, việc đồng hành, khích lệ và tạo cảm giác an toàn cho con là điều vô cùng cần thiết. Dưới đây là một số cách cha mẹ có thể chuẩn bị để giúp con cảm thấy nhẹ nhàng, tự tin hơn khi bước vào môi trường mới.
Lựa chọn môi trường học tập phù hợp
Cha mẹ nên cân nhắc lựa chọn trường mầm non dựa trên các tiêu chí như:
- Cơ sở vật chất đầy đủ, an toàn
- Chương trình giảng dạy phù hợp với độ tuổi
- Đội ngũ giáo viên thân thiện, yêu trẻ
- Khoảng cách địa lý thuận tiện cho việc đưa đón
- Học phí phù hợp với điều kiện tài chính gia đình
Ngoài ra, việc chọn trường có lắp camera trong lớp học cũng giúp phụ huynh yên tâm hơn khi có thể theo dõi hoạt động của con trong suốt ngày học.
Cho bé làm quen với môi trường và nếp sinh hoạt nhà trẻ
Trước khi bé chính thức đi học, cha mẹ nên:
- Đưa con đến tham quan trường học, lớp học, khu vui chơi, nhà ăn,… để tạo sự gần gũi và quen thuộc.
- Tập cho bé thích nghi dần với thời gian biểu của nhà trẻ như giờ ngủ trưa, giờ ăn, giờ học,…
- Hướng dẫn và rèn luyện cho bé một số kỹ năng tự lập cơ bản như: tự xúc ăn, tự uống nước, tự đi vệ sinh,… để bé không bị bỡ ngỡ khi không có bố mẹ bên cạnh.
Chuẩn bị tâm lý cho bé từ sớm
Hãy bắt đầu trò chuyện với bé về việc đi học một cách nhẹ nhàng và tích cực. Cha mẹ có thể kể cho con nghe về trường học, cô giáo, những người bạn mới hay các trò chơi thú vị ở lớp. Điều này giúp bé cảm thấy háo hức và hình dung được một môi trường học tập vui vẻ, thân thiện, từ đó giảm bớt nỗi sợ xa bố mẹ.
Trấn an và đồng hành cùng con trong ngày đầu tiên đi học
Ngày đầu tiên đến trường luôn là thời điểm nhạy cảm đối với trẻ. Bé có thể khóc lóc, sợ hãi hoặc lo lắng khi phải rời xa vòng tay cha mẹ. Lúc này, cha mẹ nên:
- Dành cho bé một cái ôm ấm áp để trấn an và giúp bé cảm thấy an toàn.
- Động viên nhẹ nhàng, khuyến khích bé thử trải nghiệm điều mới.
- Khi đón con sau buổi học, hãy khen ngợi và khích lệ nếu bé đã cố gắng ở lại lớp. Những lời động viên tích cực sẽ giúp bé thêm tự tin và cảm thấy việc đến lớp là điều thú vị.

Đồng hành cùng con trong giai đoạn đầu đi học
Với sự chuẩn bị chu đáo cả về mặt thể chất lẫn tinh thần, trẻ sẽ dễ dàng thích nghi với môi trường học tập mới và dần yêu thích việc đến trường mỗi ngày.
Cách giải quyết một số tình huống thường gặp khi trẻ mới đi nhà trẻ
Trong những ngày đầu tiên đi học, trẻ có thể gặp phải nhiều tình huống không mong muốn do chưa quen với môi trường mới. Dưới đây là một số vấn đề phổ biến và cách xử lý hiệu quả mà cha mẹ có thể tham khảo:
Trẻ khóc nhiều khi đến nhà trẻ
Việc trẻ quấy khóc khi lần đầu đi học là điều bình thường do lo sợ, chưa quen với việc rời xa cha mẹ. Cha mẹ có thể:
- Tạo sự hào hứng cho con từ lúc ở nhà, kể về những điều vui vẻ ở trường, và cho con mang theo một món đồ chơi yêu thích để cảm thấy an tâm hơn.
- Trấn an con bằng cử chỉ yêu thương, như một cái ôm hoặc lời nói dịu dàng, khẳng định rằng bố mẹ sẽ quay lại đón con sau buổi học.
- Giữ thái độ kiên nhẫn và nhất quán, không nên bỏ cuộc khi con khóc mà nên tập cho con quen dần với việc đến lớp.
Trẻ biếng ăn khi mới đi nhà trẻ
Biếng ăn là hiện tượng thường gặp khi bé chưa quen với khẩu phần ăn và cách ăn uống ở trường. Để cải thiện tình trạng này, cha mẹ nên:
- Không ép buộc hoặc sử dụng hình phạt, vì điều này có thể gây ám ảnh và làm trầm trọng thêm vấn đề.
- Dạy con kỹ năng tự xúc ăn, giúp con cảm thấy hứng thú hơn và có cảm giác được kiểm soát trong bữa ăn.
- Nếu trẻ có chế độ ăn đặc biệt, cha mẹ nên chuẩn bị phần ăn riêng và trao đổi trước với giáo viên để nhận được sự hỗ trợ.

Trẻ biếng ăn
Những bài viết liên quan:
>>/ Rối loạn tâm lý ở trẻ mầm non và những thông tin ba mẹ cần chú ý
>>/ Những nguyên tắc nuôi dạy con đúng cách giúp bé ngoan ngoãn
Trẻ quấy khóc khi về nhà
Sau một ngày ở trường, một số trẻ có biểu hiện quấy khóc hoặc cáu gắt. Lúc này, cha mẹ cần:
- Dỗ dành và trò chuyện nhẹ nhàng, hỏi han con về những gì đã xảy ra trong ngày, tìm hiểu nguyên nhân khiến bé buồn hoặc mệt mỏi.
- Theo dõi các dấu hiệu về sức khỏe như mệt mỏi, đau bụng, giấc ngủ không đủ, hoặc xem xét xem bé có bị tác động từ bạn bè hay môi trường lớp học hay không.
- Hợp tác với giáo viên để có thêm thông tin và điều chỉnh cách hỗ trợ trẻ phù hợp hơn.
Qua bài viết này, Dino Kinder hy vọng đã giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về tâm lý trẻ mới đi nhà trẻ, cũng như một số khó khăn thường gặp và cách giải quyết hiệu quả.
Nếu quý phụ huynh đang tìm kiếm một môi trường mầm non song ngữ uy tín, an toàn và giàu yêu thương, hãy đặt lịch tham quan trường hoặc liên hệ trực tiếp với Phòng Tuyển Sinh của Trường Mầm non Khủng long nhỏ Dino Kinder theo hai cách sau:
- Liên hệ qua số điện thoại: 0987 740 068
- Nhắn tin qua fanpage: https://www.facebook.com/Mamnon.DinoKinder/
- Hoặc có thể dẫn bé đến trực tiếp trường học để tham quan và được tư vấn tận tình: Tầng 1-2, Block 1 KDC La Casa, 89 Hoàng Quốc Việt, P.Phú Thuận, Q.7, TP.HCM