Các Bước Rửa Tay Cho Trẻ Mầm Non
Rửa tay đúng cách là một trong những phần quan trọng trong việc giáo dục trẻ em mầm non. Việc này có vai trò giúp trẻ hình thành thói quen rửa tay. Giúp ngăn ngừa, phòng tránh và bảo vệ trẻ khỏi những bệnh lây nhiễm nguy hiểm. Trong đó có bệnh do virus Corona. Bài viết dưới đây của Dinokinder sẽ chia sẻ các bước rửa tay cho trẻ mầm non đúng cách với các bạn.
Vì sao nên rửa tay bằng xà phòng?
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã từng công bố kết quả đáng kinh ngạc. Rằng cứ mỗi 20 giây trôi qua lại có một trẻ em trên thế giới bị chết vì điều kiện vệ sinh quá yếu kém. Rửa tay bằng xà phòng là phương pháp vệ sinh cá nhân cho trẻ đơn giản nhất. Và cũng mang lại những hiệu quả rất thiết thực.
Theo nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) đã công bố. Rửa tay bằng xà bông là cách có thể làm giảm 50% tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy. Đây cũng là nguyên nhân đứng thứ 2 gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi.
Ngoài ra, rửa tay và vệ sinh cá nhân sạch sẽ cũng giúp con người giảm tỷ lệ mắc bệnh phổ biến. Ví dụ như các bệnh liên quan về phổi, chàm, ghẻ, nhiễm trùng; Các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Ngoài ra, rửa tay bằng xà phòng cũng là cách tốt nhất để hạn chế lan truyền dịch bệnh. Chính vì thế, việc hướng dẫn trẻ rửa tay một cách đúng cách là điều rất cần thiết.
Hướng dẫn các bước rửa tay cho trẻ mầm non đúng cách
Chuẩn bị
Vòi nước sạch hoặc chậu nước sạch
Xà phòng hoặc nước rửa tay khử khuẩn
Khăn lau tay hoặc giấy lau tay (sử dụng giấy lau tay dùng một lần là tốt nhất)
Quy trình 6 bước rửa tay cho trẻ cho trẻ mầm non
Rửa tay đúng cách là rửa tay bằng xà phòng theo đúng quy trình, dưới vòi nước sạch
Bước 1: Dùng nước làm ướt 2 lòng bàn tay, lấy xà phòng cho vòng lòng bàn tay. Chà hai lòng bàn tay với nhau để tạo bọt.
Bước 2: Dùng lòng bàn tay này để chà xát chéo lên mu bàn tay kia. Sau đó làm ngược lại với lòng bàn tay còn lại
Bước 3: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, sau đó rửa kẻ giữa các ngón tay.
Bước 4: Chà mu các ngón tay của bàn tay này lên lòng bàn tay kia và làm ngược lại (mu tay phải để khớp với bàn tay).
Bước 5: Chà ngón tay cái của bàn tay này vào lòng bàn tay kia, sau đó làm ngược lại (lòng bàn tay này ôm lấy ngón cái bàn tay kia).
Bước 6: Chụm các đầu ngón tay của bàn tay này lại và xoay vào lòng bàn tay kia, sau đó làm ngược lại. cuối cùng xả cho tay sạch hết xà phòng dưới vòi nước sạch và lau khô tay bằng khăn giấy hoặc khăn tay.
Lưu ý: Khi thực hiện các bước rửa tay trên, bạn cần tuân thủ thời gian rửa tay ít nhất trong 30 giây. Mỗi thao tác thuộc các bước 2,3,4,5 lặp lại ít nhất 5 lần.
Những lưu ý khi thực hiện các bước rửa tay cho trẻ mầm non bằng xà phòng, dung dịch rửa tay.
Không được rửa tay trong thời gian quá nhanh, rửa qua loa. Đây là thói quen rửa tay mà nhiều đứa trẻ mắc phải. Bởi trẻ em còn ham chơi và rất ít chú tâm đến vấn đề lâu hay nhanh. Phụ huynh và cô giáo nên nhắc nhở các bé rửa tay trong khoảng thời gian ít nhất là 30 giây.
Các mầm bệnh bám theo trẻ em không chỉ sau khi đi vệ sinh. Mà chúng còn theo trẻ em khi trẻ chạm vào nhiều chỗ khác. Ví dụ như nút thang máy, các bề mặt công cộng; Hoặc một số hoạt động như trước khi ăn, khi điều trị vết thương, khi hắt hơi, ho, sổ mũi; Khi các bé chạm vào động vật, rác thải, đất cát;… Thì các bé đều có thể bị các vi khuẩn tấn công, đặc biệt là trong mùa lạnh. Tuy nhiên, nếu bé không thường xuyên rửa tay, các bạn có thể cho bé sử dụng các dung dịch khử trùng tay có hàm lượng cồn cao hơn 60%.
Các vi khuẩn không chỉ bám vào bề mặt bàn tay. Chúng còn bám vào các ngón tay, dưới móng tay và các kẽ tay. Vì thế khi rửa tay cần rửa sạch những bộ phận này.
Sau khi rửa tay, cần lau khô bàn tay ngay. Vì bàn tay ẩm ướt chính là môi trường rất thích hợp để các vi khuẩn ẩn nấp. Chúng ta nên sử dụng khăn giấy để lau tay cho bé thay vì sử dụng máy sấy khô tay. Vì khi sử dụng máy sấy tay không đủ lâu, thì da sẽ chưa kịp khô. Còn nếu sử dụng quá lâu, sẽ làm khô da tay của các bé.
Các loại vi khuẩn có thể sống trong chất nhờn của xà phòng. Vì vậy cần phải làm sạch bánh xà phòng trước khi dùng. Nên để xà phòng ở những nơi khô ráo sau khi sử dụng.
Bạn nên sử dụng dung dịch rửa tay thay vì xà phòng. Vì nó ít bị nhiễm khuẩn và an toàn hơn.
Bài viết trên đây của Dinokinder đã chia sẻ 6 bước rửa tay cho trẻ mầm non. Hy vọng điều này sẽ giúp ích cho các bạn trong việc hướng dẫn những đứa trẻ của mình vệ sinh đôi bàn tay của chúng.